Một vài ví dụ khi sử dụng Structs
Để hiểu khi nào ta nên dùng structs, hãy cùng đến với một ví dụ về chương trình tính toán diện tích hình chữ nhật. Ta sẽ bắt đầu với việc sử dụng các biến đơn, sau đó sẽ thay thế bằng struct để so sánh.
Đầu tiền, tạo một binary project với Cargo đặt tên là rectangles, có đầu vào là chiều dài và chiều rộng của một hình chữ nhật cụ thể và sau đó tính toán ra diện tích của hình chữ nhật đó. Listing 5-8 cho ta thấy một đoạn code mẫu cho chương trình trên.
Filename: src/main.rs
fn main() { let width1 = 30; let height1 = 50; println!( "The area of the rectangle is {} square pixels.", area(width1, height1) ); } fn area(width: u32, height: u32) -> u32 { width * height }
Chạy chương trình với cargo run
:
$ cargo run
Compiling rectangles v0.1.0 (file:///projects/rectangles)
Finished dev [unoptimized + debuginfo] target(s) in 0.42s
Running `target/debug/rectangles`
The area of the rectangle is 1500 square pixels.
Ta có thể chỉnh sửa một chút để code rõ ràng và dễ đọc hơn...
fn main() {
let width1 = 30;
let height1 = 50;
println!(
"The area of the rectangle is {} square pixels.",
area(width1, height1)
);
}
fn area(width: u32, height: u32) -> u32 {
width * height
}
Hàm area
tính toán diện tích của một hình chữ nhật, sử dụng 2 tham số, như vậy chương trình sẽ không rõ ràng và ta không thấy được mối quan hệ giữa các tham số. Để cải thiện điều này, có thể nhóm 2 tham số này lại với nhau. Ở phần “The Tuple Type” của chương 3, việc sử dụng tuple sẽ giúp ích trong trường hợp này.
Chỉnh sửa code với Tuples
Listing 5-9 là một cách làm khác sử dụng tuples.
Filename: src/main.rs
fn main() { let rect1 = (30, 50); println!( "The area of the rectangle is {} square pixels.", area(rect1) ); } fn area(dimensions: (u32, u32)) -> u32 { dimensions.0 * dimensions.1 }
Chương trình này cũng có điểm tốt và chưa tốt. Điểm tốt ở chỗ các tham số đã được nhóm lại và trông có cấu trúc hơn, hàm lúc này chỉ cần nhận một tham số. Tuy nhiên, điểm trừ là tuple sẽ không rõ ràng tên các tham số, ta không biết đâu là chiều dài và đâu là chiều rộng.
Việc lẫn lộn giữa chiều dài và chiều rộng sẽ không phải vấn đề trong trường hợp tính diện tích, nhưng giả sử yêu cầu bài toán là vẽ hình chữ nhật, lúc này sẽ có vấn đề xảy ra! Bạn có thể nhớ trong đầu rằng phần tử 0
là chiều dài và phần tử 1
là chiều rộng. Tuy nhiên sẽ gây khó khăn cho người khác nếu họ sử dụng code của bạn.
Chỉnh sửa code dùng struct: làm rõ nghĩa chương trình
Ta sử dụng structs để gán nhãn cho dữ liệu, làm chúng dễ đọc hơn. Sử dụng struct cho bài toán trên như sau.
Filename: src/main.rs
struct Rectangle { width: u32, height: u32, } fn main() { let rect1 = Rectangle { width: 30, height: 50, }; println!( "The area of the rectangle is {} square pixels.", area(&rect1) ); } fn area(rectangle: &Rectangle) -> u32 { rectangle.width * rectangle.height }
Ta sẽ tạo ra một struct có tên Rectangle
. Bên trong có 2 trường width
và height
đều có kiểu u32
. Trong hàm main
, một instance sẽ được tạo ra với chiều dài bằng 50 và chiều rộng bằng 30.
Hàm area
bây giờ chỉ có một tham số duy nhất có tên rectangle
. Như đã đề cập trong chương 4, ta nên mượn (borrow) struct hơn là lấy quyền sở hữu của nó, main
lúc này sẽ giữ lại quyền sở hữu của rect1
.
Thêm các chức năng hữu dụng khác với Derived Traits
Sẽ rất tuyệt với nếu ta có thể in ra màn hình cả một struct trong khi debug. Listing 5-11 sử dụng println!
macro mà chúng ta thường dùng trong các chương trước. Tuy nhiên, sẽ xảy ra lỗi.
Filename: src/main.rs
struct Rectangle {
width: u32,
height: u32,
}
fn main() {
let rect1 = Rectangle {
width: 30,
height: 50,
};
println!("rect1 is {}", rect1);
}
Khi biên dịch đoạn code này, lỗi sẽ xảy ra với message:
error[E0277]: `Rectangle` doesn't implement `std::fmt::Display`
Macro println!
có thể dùng cho rất nhiều định dạng, mặc định, cặp ngoặc nhọn {}
sẽ chỉ dẫn cho println!
sử dụng một loại định dạng có tên là Display
. Các kiểu dữ liệu nguyên thủy (primitive types) đều implement Display
. Nhưng với structs, mọi thứ sẽ khác, do có rất nhiều cách để thể hiện một struct: có dùng dấu phẩy hay không, có muốn in dấu ngoặc nhọn hay không, ... Vì vậy mặc định structs sẽ không implement Display
.
Nếu bạn để ý lỗi in ra màn hình, bạn có thể tìm được giải pháp:
= help: the trait `std::fmt::Display` is not implemented for `Rectangle`
= note: in format strings you may be able to use `{:?}` (or {:#?} for pretty-print) instead
Hãy thử cách này! Macro println!
sẽ sử dụng {:?}
. Cách này giúp cho macro println!
sử dụng kiểu định dạng có tên là Debug
. Debug
cho phép ta in một struct ra console, rất thuận tiền trong quá trình debug code.
Biên dịch chương trình với cách mới. Ta vẫn sẽ gặp lỗi:
error[E0277]: `Rectangle` doesn't implement `Debug`
Nhưng một lần nữa, compiler lại cho ta một gợi ý:
= help: the trait `Debug` is not implemented for `Rectangle`
= note: add `#[derive(Debug)]` to `Rectangle` or manually `impl Debug for Rectangle`
Ta phải khai báo tường minh một outer attribute #[derive(Debug)]
ngay trên phần định nghĩa struct, như Listing 5-12.
Filename: src/main.rs
#[derive(Debug)] struct Rectangle { width: u32, height: u32, } fn main() { let rect1 = Rectangle { width: 30, height: 50, }; println!("rect1 is {:?}", rect1); }
Chạy chương trình, ta sẽ nhận được kết quả:
$ cargo run
Compiling rectangles v0.1.0 (file:///projects/rectangles)
Finished dev [unoptimized + debuginfo] target(s) in 0.48s
Running `target/debug/rectangles`
rect1 is Rectangle { width: 30, height: 50 }
Tuyệt! Output này chưa dễ nhìn lắm, tuy nhiên nó đã đáp ứng được việc thể hiện ra tất cả các trường dữ liệu. Ngoài ra, có thể sử dụng {:#?}
để in ra dễ nhìn hơn.
$ cargo run
Compiling rectangles v0.1.0 (file:///projects/rectangles)
Finished dev [unoptimized + debuginfo] target(s) in 0.48s
Running `target/debug/rectangles`
rect1 is Rectangle {
width: 30,
height: 50,
}
Một cách khác để có thể in struct ra màn hình là sử dụng macro dbg!
macro, chiếm quyền sở hữu, in ra tên file, số dòng mà dbg!
được gọi cùng với kết quả mong muốn, trả lại quyền sở hữu (ownership).
Chú ý: Macro
dbg!
sử dụng chuẩnstderr
(StandardError) để in ra màn hình, khác vớiprintln!
sử dụngstdout
(StandardOutput). Ta sẽ bàn rõ hơn vềstderr
vàstdout
ở phần “Writing Error Messages to Standard Error Instead of StandardOutput” trong chương 12.
Dưới đây là một ví dụ về việc in giá trị của width
cũng như của struct rect1
ra màn hình:
#[derive(Debug)] struct Rectangle { width: u32, height: u32, } fn main() { let scale = 2; let rect1 = Rectangle { width: dbg!(30 * scale), height: 50, }; dbg!(&rect1); }
Ta có thể đặt 30 * scale
vào trong dbg!
, vì dbg!
ngay sau đó sẽ trả về quyền sở hữu của giá trị truyền vào, trường width
vẫn sẽ có cùng giá trị ngay cả khi có dbg!
hay không. Macro dgb!
không nên chiếm quyền sở hữu (ownership) của rect1
, vì vậy ta sẽ dùng tham chiều trong trường hợp này:
$ cargo run
Compiling rectangles v0.1.0 (file:///projects/rectangles)
Finished dev [unoptimized + debuginfo] target(s) in 0.61s
Running `target/debug/rectangles`
[src/main.rs:10] 30 * scale = 60
[src/main.rs:14] &rect1 = Rectangle {
width: 60,
height: 50,
}
Nhìn vào dòng số 10, ta sẽ nhận được 30 * scale
và sau đó nó sẽ trả về giá trị là 60 (Debug
implement cho kiểu integers sẽ chỉ in ra giá trị mà thôi). Dòng số 14 sẽ in ra toàn bộ struct rect1
. Tóm lại, macro dbg!
sẽ hữu dụng khi bạn muốn tìm hiểu xem đoạn code này đang làm gì!
Ngoài kiểu trait là Debug
, Rust cung cấp rất nhiều các traits khác để sử dụng với derive
attribute giúp lập trình viên có thể tùy chỉnh rất nhiều thứ theo ý muốn. Traits và cách sử dụng chúng được nói trong phần Appendix C. Ta sẽ bàn về việc làm sao để implement traits theo ý muốn ở chương 10. Ngoài derive
, ta còn có rất nhiều các attributes khác; tất cả có trong phần the “Attributes” section of the Rust Reference.
Hàm area
được tạo ra ở đây với mục đích rất cụ thể: tính toán diện hình chữ nhật. Vì vậy, nếu ta khiến cho hàm này trở nên "gần gũi" hơn với struct Rectangle
, code khi đó sẽ rõ ràng hơn bởi area
không sử dụng được với kiểu dữ liệu khác ngoài Rectangle
. Bài sau sẽ giới thiệu một cách tiếp cận khác: chuyển từ hàm (function) area
thành phương thức (method) area
của kiểu Rectangle
.